CHIẾN LƯỢC LỢI THẾ CẠNH TRANH

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

CHƯƠNG 4: LỢI THẾ CẠNH TRANH


GIỚI THIỆU CHƯƠNG 4

       Lợi thế cạnh tranh, theo nghĩa rộng, đó chính là những gì cho phép một doanh nghiệp có
được sự vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh tạo khả năng để doanh nghiệp duy
trì sự thành công một cách lâu dài. Điều này sẽ được thể hiện rõ trong chương này.
Mục tiêu của chương này là làm rõ :

Khái niệm lợi thế cạnh tranh
Những vũ khí cạnh tranh
Cách thức và Công cụ tạo lợi thế cạnh tranh
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tạo lợi thế cạnh tranh
Cách thức lựa chọn lợi thế cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh,loi the canh tranh doanh nghiep



NỘI DUNG

4.1- KHÁI QUÁT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
4.1.1- Khái niệm và quan điểm tạo lợi thế cạnh tranh
     Những lợi thế được doanh nghiệp tạo ra và sử dụng cho cạnh tranh thì được gọi là lợi thế
cạnh tranh.
     Lợi thế cạnh tranh còn được hiểu như là các đặc điểm hay các biến số của sản phẩm hoặc
nhãn hiệu, mà nhờ có chúng Doanh nghiệp tạo ra một số tính trội hơn, ưu việt hơn so với những
người cạnh tranh trực tiếp.
      Lợi thế cạnh tranh được coi là bên ngoài khi chúng dựa trên chiến lược phân biệt sản phẩm,
hình thành nên giá trị cho người mua, hoặc bằng cách giảm chi phí sử dụng, hoặc bằng cách tăng
khả năng sử dụng. Lợi thế này tạo cho Doanh nghiệp "Quyền lực thị trường".
      Lợi thế cạnh tranh bên trong dựa trên tính ưu việt của Doanh nghiệp trong việc làm chủ chi
phí sản xuất. Nó tạo nên giá trị cho người sản xuất bằng cách tạo ra cho Doanh nghiệp một giá
thành thấp hơn so với người cạnh tranh chủ yếu.
      Ngày nay, quá trình cạnh tranh đang có khuynh hướng chuyển mục đích của cạnh tranh từ
phía cạnh tranh người tiêu dùng sang cạnh tranh đối thủ. Cốt lõi của cạnh tranh hiện nay được
quan niệm là tạo ưu thế của Doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Thích ứng với cạnh tranh đòi
hỏi phải có sự sáng tạo và khai thác lợi thế cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể sáng tạo ra lợi thế
cạnh tranh theo các cách khác nhau: Hoặc là chọn tuyến thị trường khác với đối thủ cạnh tranh,
hoặc là đầu tư giảm giá thành để cạnh tranh tranh trong cùng một tuyến thị trường, hoặc khiểm
soát hệ thống phân phối. Đằng sau các cách này là hai thái độ cạnh tranh:
- Đối đầu trực tiếp với đối phương
- Phát triển con đường tránh cạnh tranh (chiến thắng mà không cần phải chiến đấu)
    Sử dụng lợi thế cạnh tranh để chiến thắng đối thủ cạnh tranh đòi hỏi phải đáp ứng được
những yêu cầu nhất định:

     Một là, phải xác định được chính xác đối thủ cạnh tranh. Yêu cầu này được hiểu là phải
nắm vững đối thủ về tiềm lực khả năng. Chiến lược cạnh tranh thành công hay thất bại tuỳ thuộc
vào Doanh nghiệp có xác định chính xác đối thủ cạnh tranh hay không. Đối thủ cạnh tranh của
Doanh nghiệp bao gồm cả những doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước, trước
hết Doanh nghiệp cần phải tập trung vào các doanh nghiệp trong nước bởi các đối thủ trong nước
không chỉ giành giật thị trường mà còn giành giật cả con người, giành sự so sánh về uy tín, về sức
mạnh của mình với cá đối thủ khác.
     Hai là, khi muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh Doanh nghiệp cần phải lựa chọn vũ khí cạnh tranh
cho phù hợp. Tìm ra phương pháp để sử dụng tối đa hiệu quả các khí giới đó. Điều trước tiên,
Doanh nghiệp phải lựa chọn khu vực kinh doanh, sau đó lựa chọn vũ khí. Khu vực địa lý với
những đặc điểm riêng có của thị trường đó giúp Doanh nghiệp biết phải lựa chọn vũ khí nào cho
hiệu quả.
      Có thể phân ra ba loại vũ khí chủ yếu: Sản phẩm, giá cả và dịch vụ. Để lựa chọn vũ khí
cạnh tranh Doanh nghiệp cần suy tính cân nhắc đến tài nguyên của doanh nghiệp mình cũng như
sức mạnh của đối phương, điều kiện của thị trường và những nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn
nếu lựa chọn vũ khí là sản phẩm thì việc nghiên cứu sản phẩm phải mạnh, thiết kế dịch vụ phải
phù hợp với người sử dụng. Chiến lược sản phẩm và việc kiểm soát chất lượng trở nên vô cùng
quan trọng. Mặc dù chọn được vũ khí cạnh tranh tối ưu trong từng thời điểm nhất định Doanh
nghiệp vẫn phải sử dụng đồng thời hai vũ khí còn lại. Có như vậy hiệu quả của vũ khí mới phát
huy được tối đa sức mạnh của nó.
      Quyết định lựa chọn vũ khí cạnh tranh còn phụ thuộc vào chu kỳ sử dụng vũ khí cạnh tranh.
Trong bất kỳ tuyến thị trường hay sản phẩm nào, vũ khí cạnh tranh thích hợp thay đổi theo thời
gian. Thông thường sản phẩm được coi là vũ khí tối ưu nhất, sau đó là các dịch vụ phụ và cuối
cùng là giá cả. Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng sản phẩm là vũ khí có hiệu quả nhất bởi nó
tác động trực tiếp đến người tiêu dùng. Cùng với sản phẩm là các dịch vụ phụ, cạnh tranh bằng
giá cả được coi là biện pháp nghèo nàn nhất bởi nó ảnh hưởng rất mạnh đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp mới xâm nhập vào thị trường lại có chu kỳ khác hẳn. Họ chọn vũ khí
khởi đầu là giá cả, sau đó là sản phẩm rồi mới đến dịch vụ.
     Lựa chọn vũ khí cạnh tranh là bước đầu sau đó để đạt được kết quả trong cạnh tranh cần
phải có thời gian, công sức để chuẩn bị vũ khí sao cho phát huy được hiệu quả cao nhất của công
cụ đó
     Thị trường và nhu cầu khách hàng quyết định vũ khí cạnh tranh nào là vũ khí cạnh tranh có
hiệu quả. Hạ thấp chi phí sử dụng vũ khí cạnh tranh là mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp.
Có hai phương pháp cơ bản đi đến quyết định đầu tư tài nguyên vào chiến lược cạnh tranh.
      Cách thứ nhất Sử dụng tài nguyên mà đối phương không có như uy tín, mạng lưới phân
phối… tạo ra vũ khí mà đối phương không có,
    Cách thứ hai không đòi hỏi Doanh nghiệp phải có tài nguyên trội hơn đối phương. Nếu đối
phương có mức độ tài sản tương đối như doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải tập trung trọng điểm
của mình vào trọng điểm khác với đối phương.
4.1.2- Những vũ khí cạnh tranh chủ yếu.
1- Cạnh tranh bằng sản phẩm.


      Chữ tín của sản phẩm quyết định chữ tín của Doanh nghiệp và tạo lợi thế có tính quyết định
trong cạnh tranh, cạnh tranh về sản phẩm thường thể hiện chủ yếu qua những mặt sau:
     - Cạnh tranh về trình độ của sản phẩm: Chất lượng của sản phẩm, tính hữu dụng của sản
phẩm, bao bì; doanh nghiệp sẽ chiến thắng trong cạnh tranh nếu như lựa chọn trình độ sản phẩm
phù hợp với yêu cầu của thị trường.
     - Cạnh tranh về chất lượng: Nếu tạo ra nhiều lợi thế cho chỉ tiêu này thì sản phẩm càng có
nhiều cơ hội giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường.
    - Cạnh tranh về bao bì: Đặc biệt là những ngành có liên quan đến lương thực, thực phẩm,
những mặt hàng có giá trị sử dụng cao.
      - Cạnh tranh và nhãn, mác, uy tín sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng công cụ này để đánh
trực tiếp vào trực giác của người tiêu dùng.
    - Cạnh tranh do khai thác hợp lý chu kỳ sống của sản phẩm. Sử dụng biện pháp này Doanh
nghiệp cần phải có những quyết địng sáng suốt để đưa ra một sản phẩm mới hoặc dùng việc cung
cấp một sản phẩm đã lỗi thời.
2. Cạnh tranh về giá
      Giá là một trong các công cụ quan trọng trong cạnh tranh thường được sử dụng trong giai
đoạn đầu của Doanh nghiệp khi Doanh nghiệp bước vào một thị trường mới. Ví dụ, để thăm dò thị
trường các Doanh nghiệp đưa vào thị trường mức giá thấp và sử dụng mức giá đó để phá kênh
phân phối của đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh bằng giá cả thường được thể hiện qua các biện pháp
sau:
- Kinh doanh với chi phí thấp.
- Bán với mức giá hạ và mức giá thấp
      Mức giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh. Nếu như chênh lệch về giá giứa
Doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá sử dụng sản phẩm của Doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì Doanh nghiệp đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn
so với đối thủ cạnh tranh. Vì lẽ đó sản phẩm của Doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin
của người tiêu dùng và cũng có nghĩa là sản phẩm của Doanh nghiệp có vị trí cạnh tranh ngày
càng cao.
   Để đạt được mức giá thấp Doanh nghiệp cần phải xem xét khả năng hạ giá sản phẩm của
đơn vị mình. Khả năng hạ giá phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chi phí về kinh tế thấp.
- Khả năng bán hàng tốt, do đó có khối lượng bán lớn.
- Khả năng về tài chính tốt.
      Tuy nhiên hạ giá nên là phương pháp cuối cùng mà Doanh nghiệp thực hiện trong cạnh
tranh bởi hạ giá ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần
phải lựa chọn thời điểm thích hợp để tiến hành sử dụng giá cả làm vũ khí cạnh tranh. Như thế
doanh nghiệp sẽ phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa giá cả với những phương pháp bán hàng mà
doanh nghiệp đang sử dụng, với phương thức thanh toán, với xu thế, trào lưu của người tiêu dùng.
Đồng thời do đặc điểm ở từng vùng thị trường khác nhau là khác nhau nên doanh nghiệp cũng cần
phải có những chính sách giá hợp lý. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải biết kết hợp giữa giá cả


của sản phẩm, dịch vụ với chu kỳ sống của nó. Việc kết hợp này sẽ cho phép Doanh nghiệp khai
thác được tối đa khả năng tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ.
3. Cạnh tranh về phân phối và bán hàng.
Cạnh tranh về phân phối và bán hàng được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau đây:
     - Khả năng đa dạng hoá các kênh và chọn được kênh chủ lực. Ngày nay, các Doanh nghiệp
thường có một cơ cấu sản phẩm rất đa dạng. Thích ứng với mỗi sản phẩm đó có các biện pháp
cũng như các kênh phân phối khác nhau. Việc phân định đầu là kênh phân phối chủ lực có ý nghĩa
quyết định trong việc tối thiểu hoá chi phí dành cho tiêu thụ sản phẩm.
     - Tìm được những người điều khiển đủ mạnh. Đối với các Doanh nghiệp sử dụng các đại lý
độc quyền thì cần phải xem xét đến sức mạnh của các đại lý. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng, có vốn lớn và đủ sức chi phối được lực lượng bán hàng trong kênh trên thị trường. Đối với
các Doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh phân phối và trực tiếp quản lý các kênh phân phối phải tìm
ra được kênh phân phối chủ đạo, chiếm tỷ lệ chính trong tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm của Doanh
nghiệp.
- Có hệ thống bán hàng phong phú.
   - Có nhiều biện pháp để kết dính các kênh lại với nhau. Đặc biệt những biện pháp quản lý
người bán và điều khiển người bán đó.
- Có những khả năng hợp tác giữa người bán trên thị trường, đặc biệt là trong các thị trường
lớn.
- Có các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hợp lý.
4.Cạnh tranh về thời cơ thị trường
     Doanh nghiệp nào dự báo được thời cơ thị trường và nắm được thời cơ thị trường sẽ chiến
thắng trong cạnh tranh. Thời cơ thị trường thường xuất hiện do các yếu tố sau:
- Do sự thay đổi của môi trường công nghệ.
- Do sự thay đổi của yếu tố dân cư, điều kiện tự nhiên.
- Do các quan hệ tạo lập được của từng Doanh nghiệp.
      Cạnh tranh về thời cơ thị trường thể hiện ở chỗ Doanh nghiệp dự báo được những thay đổi
của thị trường. Từ đó có các chính sách khai thác thị trường hợp lý và sớm hơn các Doanh nghiệp
khác.
4.2- TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP.
4.2.1- Các công cụ tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
1. Chất lượng của hàng hoá, dịch vụ:
      Trên thương trường nếu nhiều hàng hoá, dịch vụ có công dụng như nhau, giá cả bằng nhau
thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng mua hàng hoá, dịch vụ nào có chất lượng cao hơn. Do đó, đây là
công cụ đầu tiên và quan trọng mà các Doanh nghiệp sử dụng để thắng các đối thủ cạnh tranh.
2. Giá cả hàng hoá, dịch vụ
      Hai hàng hoá, dịch vụ có cùng công dụng, chất lượng như nhau thì người tiêu dùng sẽ mua
hàng hoá, dịch vụ nào có giá rẻ hơn. Giá cả hàng hoá được quyết định bởi giá trị hàng hoá. Song
sự vận động của giá cả còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Mức sống
còn thấp, người tiêu dùng tìm mua những hàng hoá có giá rẻ.


3. Áp dụng khoa học - kỹ thuật và quản lý hiện đại
       Sức cạnh tranh hàng hoá, dịch vụ của Doanh nghiệp sẽ tăng lên khi giá cả hàng hoá, dịch vụ
cá biệt của họ thấp hơn giá cả trung bình trên thị trường. Để có lợi nhuận đòi hỏi các Doanh
nghiệp phải tập trung các ngồn lực để tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí đầu và, nâng cao
chất lượng hàng hoá nhằm làm cho giá trị hàng hoá, dịch vụ cá biệt của mình thấp hơn giá trị xã
hội. Muốn vậy các Doanh nghiệp phải thường xuyên cả tiến công cụ lao động, hợp lý hoá sản
xuất, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật và quản lý hiện đại vào quá
trình sản xuất kinh doanh. Thực tiễn đã chứng minh các Doanh nghiệp trên thế giới tồn tại và phát
triển được cần có dây chuyền công nghệ mới, hiện đại có phương pháp tổ chức quản lý khoa học.
4.Thông tin
      Thông tin là một công cụ cạnh tranh lợi hại của Doanh nghiệp. Thông tin về thị trường mua
bán, thông tin về tâm lý thị hiếu khách hàng, về giả cả, đối thủ cạnh tranh… có ý nghĩa quyết định
kinh doanh của Doanh nghiệp. Đủ thông tin và xử lý đúng thông tin, một mặt, giúp các Doanh
nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh; mặt khác, qua thông tin có thểm tìm ra và tạo ra lợi thế so
sánh của Doanh nghiệp trên thương trường, chuẩn bị và đưa ra đúng thời điểm những sản phẩm
mới thay thế để tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ.
5. Phương thức phục vụ và thanh toán của doanh nghiệp.
     Phương thức phục vụ và thanh toán là công cụ cạnh tranh khá quan trọng. Ai nắm được
công cụ này sẽ thắng trong cạnh tranh. Bởi vì, công cụ này tạo được sự tiện lợi cho khách hàng.
Phương thức phục vụ và thanh toán trước hết được thể hiện ở giai đoạn của quá trình bán hàng:
trước khi bán hàng, trong quá trình bán hàng và sau khi bán hàng.
       Trước khi bán hàng, các Doanh nghiệp thực hiện các động tác như: Quảng cáo, giới thiệu,
hướng dẫn thị hiếu khách hàng… Những động tác này nhằm hấp dẫn, lôi cuối khách hàng đến với
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Trong quá trình bán hàng, khâu quan trọng nhất là
nghệ thuật chào mời khách hàng. Điều này đòi hỏi người bán hàng phải thật sự tôn trọng khách
hàng, lịch sự, ân cần và chu đáo, bên cạnh đó cần tư vấn cho khách hàng sử dụng dịch vụ thích
hợp nhất. Sau khi bán hàng, phải có những dịch vụ như giải đáp thắc mắc, chăm sóc khách hàng...
Những dịch vụ này tạo sự tin tưởng, uy tín của Doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Sau nữa,
phương thức phục vụ trên sẽ phát huy tác dụng khi được bảo đảm các yêu cầu sau: Các dịch vụ
phải nhanh, chính xác…. Phương thức thanh toán phải linh hoạt, đa dạng.
6.Tính độc đáo của sản phẩm.
      Mọi sản phẩm khi xuất hiện trên thương trường đều mang một chu kỳ sống nhất định, đặc
biệt “ vòng đời ” của nó sẽ rút ngắn khi xuất hiện sự cạnh tranh. Để kéo dài chu kỳ sống của sản
phẩm, các Doanh nghiệp dùng nhiều biện pháp trong đó có biện pháp thường, xuyên cải tiến mọi
mặt sản phẩm , tạo ra nét độc đáp riêng, liên tiếp tung ra thị trường những sản phẩm mới thay thể
sản phẩm cũ.
     Sự thường xuyên có những dịch vụ mới cũng như việc không ngừng nâng cao chất lượng,
sẽ tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của các Doanh nghiệp hiện nay.
7. Chữ tín
     Chữ tín là công cụ cạnh tranh của Doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh các doanh
nghiệp sử dụng nhiều biện pháp nhằm giành giật khách hàng về phía minh, đặc biệt thực hiện linh
hoạt trong khâu hợp đồng, thanh toán ... Những hành vi nãy sẽ thực hiện tốt hơn khi giữa Doanh


nghiệp và khách hàng có lòng tin với nhau. Do vậy, chữ tín trở thành công cụ sắc bén trong cạnh
tranh.
8. Các yếu tố mới sáng tạo và sự mạo hiểm, rủi ro
      Trong kinh doanh, lợi nhuận doanh nghiệp thường tỉ lệ thuận với sự mạo hiểm, rủi ro. Các
chủ thể kinh doanh có khuynh hướng đầu tư kinh doanh ( kể cả đầu tư nghiên cứu khoa học) vào
những mặt hàng mới, những lĩnh vực mới mà rủi ro ở đó thường cao. Đây cũng là khuynh hướng
khách quan, vì nó hy vọng thu được lợi nhuận cao trong tương lai. Mặt khác, nó giảm được áp lực
từ phía các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Sự mạo hiểm chấp nhận rủi ro nhằm thu được lợi nhuận
lớn bằng cách đi đầu trong kinh doanh là công cụ cạnh tranh cực kỳ hiệu quả, những cũng cực kỳ
nguy hiểm trong quá trình cạnh tranh. Việc sử dụng hiệu quả công cụ này đòi hỏi các Doanh
nghiệp phải có tài năng và bản lĩnh.
4.2.2. Các yếu tố tác động đến việc xây dựng lợi thế cạnh tranh.
      Các yếu tố tác động đến khả năng tạo lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp có phạm vi rất
rộng. Các nhà khoa học đưa ra nhiều phương pháp xác định các yếu tố tác động, nhưng các quan
điểm đó đều xoay quanh 8 yếu tố cơ bản sau đây:
1. Bầu không khí trong nội bộ Doanh nghiệp.
      Yếu tố này thể hiện sự phải ứng chung của nhân viên trong Doanh nghiệp với công việc.
Nó cho thấy thái độ chung của mọi người trong Doanh nghiệp. Nó là một yếu tố vô hình đủ mạnh
để hình thành phong cách và lề lối làm việc mà nhân viên phải tuân theo. Những phong cách và lề
lối này sẽ quyết định hiệu quả, lợi nhuận của Doanh nghiệp. Đây là tài sản vô hình quan trọng
quyết định tương lai của Doanh nghiệp và cũng là một yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh
của Doanh nghiệp. Vì bất cứ Doanh nghiệp nào mà không giải quyết được vấn đề nội bộ luôn có
mâu thuẫn, kiện cáo nhau thì không thể có sức cạnh tranh mạnh.
2. Sức sinh lời của vốn đầu tư.
      Yếu tố này thể trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của Doanh nghiệp nhằm phát huy tối đa
hiệu quả sử dụng các yếu tố vật chất cũng như phi vật chất của Doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu
quả của vốn đầu tư có thể sử dụng một số chỉ tiêu tổng hợp như: Tổng số lợi nhuận, tỷ suất lợi
nhuận, hệ số sinh lời, số vòng quay của vốn... Nếu Doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn hiệu quả
thì sẽ đem lại lợi nhuận cao, từ đó có khả năng tái sản xuất mở rộng, mở rộng phần thị trường
tiềm năng, nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp nhờ vào quy mô sản xuất ngày càng
được mở rộng tạo lợi thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.
3. Năng suất lao động:
        Đây là yếu tố phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật công nghệ cho sản xuất, trình độ tổ chức
sản xuất, trình độ tổ chức quản lý. Nếu máy móc thiết bị được trang bị hiện đại, trình độ tay nghề
của công nhân cao phù hợp với trình độ máy móc thiết bị và có trình độ tổ chức , quản lý tốt thì
công việc quản lý kinh doanh sẽ suôn sẻ, tạo ra được nhiều lợi thế so với đối thủ, khẳng định khả
năng cạnh tranh của Doanh nghiệp trên thị trường. Để đạt được điều đó cần phải kết hợp nhuần
nhuyễn cả ba yếu tố trên. Thiếu một trong ba yếu tố ; máy móc thiết bị, lao động và tổ chức quản
lý thì có đạt được một sức mạnh cạnh tranh có thế chiến thắng trên thương trường.
4. Lợi thế về Chi phí và khả năng hạ giá thành địa phương.
     Giá thành là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định đến lợi nhuận của n trong trường hợp
cạnh tranh. Nếu chênh lệch giữa giá bán và giá thành cá biệt của Doanh nghiệp càng cao so với


đối thủ thì khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp càng lớn. Đây cũng là vũ khí lợi hại trên
thương trường cạnh tranh về giá.
5. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
     Cung cấp cho khách hàng, chất lượng sản xuất tác động trực tiếp đến người tiêu dùng nên
nó quyết định đến khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho Doanh nghiệp mở
rộng được phần thị trường, tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn đảm bảo thu hồi vốn nhanh để sản xuất.
6. Kinh nghiệm Doanh nghiệp trên thương trường.
       Trong môi trường Doanh nghiệp cạnh tranh hiện nay các Doanh nghiệp phải có kinh
nghiệm để tận dụng những cơ hội có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi các
Doanh nghiệp phải nắm bắt được những thông tin trong môi trường kinh doanh từ đó rìm ra
những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Có kinh nghiệm trên thường trường thì mới duy
trì và phát huy khả năng hiện có của Doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt tất cả
các Doanh nghiệp đều phải có những tiểu xảo, thủ pháp để tận dụng những cơ hội có thể đem lại
lợi nhuận cao cho Doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi các nhà Doanh nghiệp phải nắm bắt được những
thông tin trong môi trường kinh doanh của Doanh nghiệp. Những thông tin này có thể thu nhập từ
thị trường, từ người tiêu dùng, hay từ phía các đối thủ cạnh tranh. Có kinh nghiệm trên thương
trường thì khả năng tồn tại của Doanh nghiệp trên thị trường là chắc chắn.
7. Sự linh hoạt.
      Yếu tố này biểu hiện sự nhạy bén của lãnh đạo Doanh nghiệp. Muốn thành công, muốn
chiến thắng đối thủ cạnh tranh thì Doanh nghiệp phải chủ động dự đoán được những biến động
của thị trường, đi trước các đối thủ cạnh tranh trong việc đáp ứng những thay đổi nhu cầu đó.
Không chỉ thế Doanh nghiệp cần phải tìm ra những loại sản phẩm mới thay thế sản phẩm mà đối
thủ cạnh tranh đang bán trên thị trường, thậm chí phải thường xuyên thay đổi chủng loại sản phẩm
của chính Doanh nghiệp theo xu hướng ngày càng tốt hơn về chất lượng và rẻ hơn về giá thành.
Sự ra đời của những sản phẩm thay thế cho phép Doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh,
đẩy lùi sự xâm lấn của đối thủ trên thị trường mà Doanh nghiệp đang tham gia. Sự nhạy bén của
Doanh nghiệp sẽ cho phép Doanh nghiệp đứng vững trong thị trường cạnh tranh.
8. Vị trí cạnh tranh của Doanh nghiệp trên thị trường.
       Biểu cụ thể của yếu tố này là thị phần mà Doanh nghiệp chiếm lĩnh, uy tín của Doanh
nghiệp đối với khách hàng, bạn hàng, thậm chí cả đối với đối thủ cạnh tranh, Đây là một tài sản
vô hình quan trong đặc biệt trong thời điểm cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nhân tố này được
tích luỹ trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy nó tạo ra lợi thế to lớn
cho Doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh. Trên thị trường, vị trí của Doanh nghiệp có ưu thế
hơn đối thủ thì doanh nghiệp càng có khả năng mở rộng được thị phần, nâng cao được doanh số
tiêu thụ, góp phần tăng lợi nhuận của Doanh nghiệp.
Những nhân tố này tác động rất lớn đến việc tạo các lợi thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp.
4.2.3. Xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
      Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về lợi thế cạnh tranh nhưng các nhà kinh tế đều cho
rằng mục đích cao nhất của việc xây dựng chiến lược kinh doanh là đảm bảo cho Doanh nghiệp
giành được thế bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh và làm tăng sức mạnh của Doanh nghiệp
so với các đối thủ của họ một cách có hiệu quả nhất. Vấn đề đặt ra là bằng những con đường nào

cách thức nào để giành được lợi thế trong cạnh tranh. Theo K. Ohmae có 4 cánh giành lợi thế
cạnh tranh cần phải quán triệt trong khi xây dựng chiến lược kinh doanh đó là:
     * Chiến lược kinh doanh tập trung vào các nhân tố then chốt để giành thắng lợi. Theo cách
này Doanh nghiệp phải tìm ra lĩnh vực, nhân tố then chốt có tầm quan trọng quyết định đến hoạt
động kinh doanh của Doanh nghiệp để tập trung các nguồn lực giành lợi thế chiến lược hơn hẳn
các đối thủ của mình.
     Bằng cách đó, doanh dù có tổng nguồn lực ít hơn đối thủ vẫn có thể tạo ra ưu thế tuyện đối
về tương quan lực lượng vượt trội hẳn đối thủ của họ trong một lĩnh vực, một nhân tố then chốt
mà Doanh nghiệp có cơ hội và khả năng giành thắng lợi.
      * Chiến lược kinh doanh dựa vào phát huy ưu thế tương đối. Theo cách này chiến lược kinh
doanh được xây dựng dựa vào thuyết lợi thế so sánh tương đối trong sản xuất sản phẩm và dịch vụ
so với các đối thủ mạnh hơn, tìm ra sự khác biệt, điểm mạnh của mình để xây dựng chiến lược
kinh doanh. Ưu thế tương đối có thể là biểu hiện ở các mặt sau: Chủng loại, chất lượng, giá bán
sản phẩm, kỹ thuật công nghệ, hệ thống tiêu thụ, địa điểm…
     * Chiến lược kinh doanh dựa trên cơ sở những nhân tố sáng tạo và khám phá ra vấn đề.
Theo cách này Doanh nghiệp phải có những nhân tố có tính chất đột phá trong sản xuất, trong
công nghệ… đồng thời phải có sự nhạy bén, chấp nhận thách thức, rủi ro những nhiều khi đưa lại
những thành công bất ngờ.
     * Chiến lược kinh doanh xây dựng dựa trên cơ sở khai thác khả năng của các nhân tố bao
quanh nhân tố then chốt. Theo cách này Doanh nghiệp phải lựa chọn các nhân tố bao quanh nhân
tố then chốt mà có thể sử dụng nó để cải tiến sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh cho
Doanh nghiệp.
      Để đạt được lợi thế cạnh tranh Doanh nghiệp phải có chi phí cho một đơn vị sản phẩm thấp
hơn các đối thủ cạnh tranh hoặc phải làm cho sản phẩm của Doanh nghiệp khác với sản phẩm của
đối thủ để có thể tính giá cao hơn, hoặc thực hiện đồng thời cả hai cách. Để khách hàng sẵn lòng
trả giá cao hơn đòi hỏi thì sản phẩm của Doanh nghiệp phải có giá trị cao hơn so với các đối thủ
cạnh tranh về một phương diện nào đó như: chất lượng hay thiết kế, thời gian cung ứng, dịch vụ
sau khi bán hàng, dịch vụ hỗ trợ…
      Để có được lợi thế cạnh tranh đòi hỏi Doanh nghiệp phải hoạt động tốt trên bốn phương
diện cơ bản: hiệu quả cao hơn, chất lượng tốt hơn, đổi mới nhanh hơn và đáp ứng cho khách hàng
nhanh nhạy hơn. đây là bốn cách cơ bản nhất để giảm chi phí và đa dạng hoá mà bất kỳ một
Doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng. Cụ thể:
- Hiệu quả cao hơn
     Doanh nghiệp là phương tiện để biến đầu vào thành đầu ra. Đầu vào là các yếu tố cơ bản
của sản xuất như lao động, đất, vốn, quản lý và bí quyết công nghệ, Đầu ra là các sản phẩm hoặc
các dịch vụ mà Doanh nghiệp tạo ra. Hiệu quả được đo bằng chi phí đầu vào cần thiết để sản xuất
ra một khối lượng sản phẩm. Một trong những yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả cao là tận
dụng các đầu vào một cách hiệu quả nhất, là đảm bảo năng suất lao động cao bởi vì nó giúp cho
Doanh nghiệp có lợi thế về chi phí sản xuất thấp.
- Chất lượng cao hơn
     Nếu Doanh nghiệp có sản phẩm mới chất lượng cao hơn sẽ có hai tác động đến việc tạo ra
lợi thế cạnh tranh. Thứ nhất là cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao làm tăng uy tín cho


nhãn mác sản phẩm của Doanh nghiệp và có khả năng định giá cao hơn. Tác động thứ hai của
chất lượng đến lợi thế cạnh tranh xuất phát từ hiệu quả cao hơn và vì vậy chất lượng cao hơn sẽ
làm giảm chi phí. Tác động chính ở đây là thông qua ảnh hưởng của chất lượng đến năng suất.
Chất lượng càng cao càng đỡ lãnh phí thời gian tạo ra các sản phẩm hỏng hoặc càng mất ít thời
gian để sửa chữa các lỗi. Tầm quan trọng của chất lượng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh tăng
một cách đáng kể trong những năm gần đây. Việc nhấn mạnh đến chất lượng để đạt được chất
lượng cao không chỉ là cách tạo lợi thế cạnh tranh mà còn là yếu tố sống còn đối với một số
Doanh nghiệp.
- Đổi mới nhanh hơn
      Bất kỳ một cái gì mới của sản phẩm, phương thức hoạt động… đều dược coi là đổi mới.
Thực chất đổi mới là sự hoàn thiện về các sản phẩm, dây chuyền sản xuất, hệ thống quản trị, cơ
cấu tổ chức vào cách thức quản trị mà Doanh nghiệp xây dựng nên. Đổi mới được coi là yếu tố cơ
bản nhất của lợi thế cạnh tranh Tuy không phải đổi mới nào cũng thành công nhưng việc tiến
hành đổi mới công nghệ được coi là nguồn tạo lợi thế cạnh tranh chủ yếu. Bởi vì đổi mới thành
công đưa lại cho Doanh nghiệp một thế mạnh nào đó mà đối thủ cạnh tranh không có được. Nói
chung trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã đưa ra sản phẩm mới và đã thu được nhiều lợi nhuận từ
những đổi mới đó. Đổi mới sản phẩm đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp đi đầu.
Các doanh nghiệp đổi mới sản phẩm thành công sẽ trở thành nhà cung cấp độc quyền về sản phẩm
mới vì vậy có thể tính giá cao hơn đối với những sản phẩm mới này. Đến thời điểm mà các đối
thủ cạnh tranh bắt chước đổi mới theo thì Doanh nghiệp đã xây dựng được uy tín và sự trung
thành với sản phẩm mới đó.
- Đáp ứng cho khách hàng nhanh nhạy
     Để đáp ứng được cho khách hàng một Doanh nghiệp cần phải cung cấp những mặt hàng mà
họ cần và cung cấp đúng thời điểm khách hàng muốn. Vì thế Doanh nghiệp phải bằng mọi cách
xác định được nhu cầu của khách hàng và thoả mãn họ. Đáp ứng khách hàng bao gồm việc đưa lại
cho khách hàng giá trị của đồng tiền mà họ bỏ ra để sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Doanh
nghiệp. Có thể nói việc nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm và đổi mới là những yếu tố để
đáp ứng khách hàng một cách tốt hơn.
     Một khía cạnh khác trong khả năng đáp ứng cho khách hàng được quan tâm hiện nay là thời
gian đáp ứng cho khách tức là thời gian cung cấp, vận chuyển hàng hoá và dịch vụ. Các cuộc
điều tra người tiêu dùng cho thấy thời gian đáp ứng là vấn đề không hài lòng nhất của khách hàng
do đó rút ngắn thời gian đáp ứng cho khách hàng có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Doanh
nghiệp.
     Để tăng cường khả năng đáp ứng khách hàng Doanh nghiệp có thể thiết kế hoàn hảo hơn
dịch vụ hỗ trợ sau khi bán hàng tốt hơn. Tất cả những yếu tố này cũng có khả năng đáp ứng khách
hàng của Doanh nghiệp và cho phép Doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của mình
với các đối thủ cạnh tranh kém trách nhiệm hơn.
    Trên đây là bốn yếu tố quan trọng trong việc tạo được lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao hơn, chất lượng hơn,
đổi mới và đáp ứng khách hàng nhanh hơn đòi hỏi Doanh nghiệp phải có khả năng đặc biệt, các
nguồn lực và khả năng nhất định.
    Nguồn lực được hiểu là nguồn lực về tài chính, vật chất, nhân sự, công nghệ và các nguồn
lực về tổ chức. Các nguồn lực này được phân thành nguồn lực hữu hình như: nhà xưởng, máy


móc thiết bị và nguồn lực vô hình như nhãn hiệu hàng hoá, uy tín, bí quyết công nghệ hay tiếp thị.
Muốn có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh thì Doanh nghiệp phải có các nguồn lực có giá trị và các
kỹ năng cần thiết để khai thác nguồn lực đó, khả năng quản lý các nguồn lực có hiệu quả.
      Một câu hỏi nữa được đặt ra là khi tạo ra lợi thế cạnh tranh, lợi thế đó kéo dài được bao lâu,
và làm thế nào để duy trì được các lợi thế đó một cách lâu dài. Câu trả lời phụ thuộc vào ba yếu tố
sau: Hàng rào cản trở việc bắt chước, khả năng của các đối thủ cạnh tranh và sự năng động của
môi trường ngành.
       Hàng rào cản trở sự bắt chước là yếu tố làm cho một đối thủ cạnh tranh khó sao chép và tìm
cánh có được khả năng đặc biệt của Doanh nghiệp. Hàng rào cản trở càng lớn thì lợi thế cạnh
tranh của Doanh nghiệp càng giữ được lâu hơn. Một điều nên nhớ rằng cuối cùng thì bất kỳ một
năng lực nào cũng có thể bắt chước càng lâu thì Doanh nghiệp càng có cơ hội để củng cố vị trí
trên thị trường vững mạnh và củng cố uy tín làm cho đối thủ càng khó lấn át và Doanh nghiệp có
thời gian để hoàn thiện lợi thế của mình.
     Những lợi thế dễ bị đổi thủ bắt chước thường là những lợi thế dựa trên sự sở hữu các nguồn
lực hữu hình có giá trị và độc nhất như nhà xưởng, máy móc thiết bị. Vì các nguồn lực này đối thủ
có thể nhận thấy và tìm cách mua được còn các nguồn lực vô hình khó bị bắt chước hơn, như
nhãn hiệu và uy tín của Doanh nghiệp. Nhìn chung các nguồn lực dễ bị sao chép hơn là các khả
năng. Do đó điều quan trọng đối với Doanh nghiệp là thiết lập được cơ sở cho lợi thế cạnh tranh
lâu bền và duy trì được lợi thế cạnh tranh đó.
4.2.4. Lựa chọn lợi thế cạnh tranh
     Khi hoạch định chiến lược kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải đặt vấn đề bằng cách
nào mình có thể có được những lợi thế cạnh tranh thực sự hữu ích cho Doanh nghiệp trong từng
thời kỳ.
      Một số doanh nghiệp sẽ tìm được lợi thế nhỏ sẵn có, nhưng tất cả đều dễ bắt chước và vì thế
rất dễ mất tác dụng. Đối với những doanh nghiệp này có một giải pháp là không ngừng phát triển
những lợi thế tiềm ẩn mới và đưa dần từng cái vào khai thác để giữ cho đối thủ cạnh tranh không
theo kịp. Nhưng doanh nghiệp này cần được thực hiện thường xuyên quá trình đổi mới, tuy rằng
không hy vọng gì nhiều lắm là sẽ tạo được lợi thế lớn lâu bền mà chỉ có thể hy vọng sẽ giành
được thị phần bằng cách tung ra nhiều đặc điểm khác biệt nhỏ theo thời gian.
      Milind Lele đã nhận định rằng, những doanh nghiệp có đặc điểm nổi bật là có khả năng “cơ
động” lớn trong năm hướng: Thay đổi thị trường mục tiêu, sản phẩm, kênh phân phối, khuyến mãi
hay giá cả. Khả năng cơ động tự do của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của cơ cấu ngành và vị trí
của doanh nghiệp trong ngành. Đối với mỗi khả năng cơ động doanh nghiệp cần ước tính triển
vọng sinh lợi.


Bảng 4.1- Phương pháp lựa chọn lợi thế cạnh tranh
(1)
(2)
(3)
(4)
Tầm quan
trọng của
việccải
thiện vị thế
(H-M-L)
L
H
L
H
(5)
Tính
khả thi
và tốc
độ (H-
L-M)
L
M
L
H
(6)
(7)
Lợithế Vị trí của Vịthế
cạnh tranh doanhcủa đối
          nghiệpthủ cạnh
                   tranh (1-
          (1-10)
                   10)
Công nghệ
Chi phí
Chất lượng
Dịch vụ
8
6
8
4
8
8
6
3
Khả năng của Biện pháp
đối thủ cạnh đề xuất
tranh cải thiện vị
thế (H-M-L)
M
M
H
L
Giữ nguyên
Theo dõi
Theo dõi
Đầu tư
* H = Cao; M = trung bình; L = thấp
      Một phương pháp mà các Doanh nghiệp có thể sử dụng để lựa chọn lợi thế cạnh tranh là
phương pháp so sánh cho điểm. Giả sử một doanh nghiệp đã xác định ra bốn phương án cương
lĩnh định vị: công nghê, chi phí, chất lượng và dịch vụ. Nó có một đối thủ cạnh tranh chủ yếu. Cả
hai doanh nghiệp này đều đặt ra mức 8 về công nghệ (1 điểm = thấp nhất, 10 điểm = cao nhất) có
nghĩa là cả hai đều có công nghệ tốt. Doanh nghiệp đó không thể được lợi thêm gì nhiều bằng
cách cải tiến công nghệ hơn nữa, nhất là với chi phí đã định cho việc đó. Đối thủ cạnh tranh có vị
thế khá hơn về chi phí (8 thay vì 6) và điều này có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp, nếu thị
trường trở nên nhạy cảm hơn về giá. Doanh nghiệp cung ứng chất lượng tốt hơn so với đổi thủ
cạnh tranh của mình (8 thay vì 6). Cuối cùng cả hai doanh nghiệp đều cung ứng dịch vụ dưới mức
trung bình.
      Xem ra có vẻ là doanh nghiệp cần theo đuổi vấn đề chi phí hay dịch vụ để tăng thêm sức
hấp dẫn thị trường của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, lại nảy sinh những vấn đề
khác. Thứ nhất là, đối với những khách hàng mục tiêu thì những việc cải thiện từng thuộc tính đó
có tầm quan trọng như thế nào. Cột 4 cho thấy rằng cải thiện về chi phí và dịch vụ sẽ rất quan
trọng đối với khách hàng. Rồi tiếp đến là doanh nghiệp có thể đủ khẳ năng để thực hiện những cải
tiến đó không và có thể hoàn thành những công việc đó nhanh đến mức độ nào? Cột 5 cho thấy
rằng việc cải thiện dịch vụ có tính khả thi và tốc độ rất cao. Nhưng liệu đối thủ cạnh tranh cũng có
khả năng cải thiện dịch vụ không khi doanh nghiệp bắt đầu làm việc đó? Cột 6 cho thấy rằng khả
năng cải tiến dịch vụ hay bị kẹt về kinh phí. Sau đó cột 7 cho thấy những biện pháp thích hợp cần
thực hiện đối với từng thuộc tính. Biện pháp thích hợp nhất đối với doanh nghiệp là cải tiến dịch
vụ của mình rồi khuyếch trương cải tiến nó như một lợi ích phụ. Dịch vụ có tầm quan trọng đối
với khách hàng, doanh nghiệp có thể đủ điều kiện để cải tiến dịch vụ của mình và cải tiến nhanh,
đồng thời chắc chắn là đối thủ cạnh tranh không thể nào theo kịp.
     Như vậy cách lập luận này có thể giúp doanh nghiệp lựa chọn hay tăng cường thêm những
lợi thế cạnh tranh đích thực giúp cho Doanh nghiệp giành thắng lợi trên thương trường kinh
doanh.


TÓM TẮT CHƯƠNG 4
     * Lợi thế cạnh tranh còn được hiểu như là các đặc điểm hay các biến số của sản phẩm hoặc
nhãn hiệu, mà nhờ có chúng Doanh nghiệp tạo ra một số tính trội hơn, ưu việt hơn so với những
người cạnh tranh trực tiếp.
      Lợi thế cạnh tranh được coi là bên ngoài khi chúng dựa trên chiến lược phân biệt sản phẩm,
hình thành nên giá trị cho người mua, hoặc bằng cách giảm chi phí sử dụng, hoặc bằng cách tăng
khả năng sử dụng. Lợi thế này tạo cho Doanh nghiệp "Quyền lực thị trường".
      Lợi thế cạnh tranh bên trong dựa trên tính ưu việt của Doanh nghiệp trong việc làm chủ chi
phí sản xuất. Nó tạo nên giá trị cho người sản xuất bằng cách tạo ra cho Doanh nghiệp một giá
thành thấp hơn so với người cạnh tranh chủ yếu.
* Những vũ khí cạnh tranh chủ yếu.

Cạnh tranh bằng sản phẩm.
Cạnh tranh về giá
Cạnh tranh về phân phối và bán hàng.
Cạnh tranh về thời cơ thị trường
Chất lượng của hàng hoá, dịch vụ:
Giá cả hàng hoá, dịch vụ
Áp dụng khoa học - kỹ thuật và quản lý hiện đại
Thông tin
Phương thức phục vụ và thanh toán của doanh nghiệp.
Tính độc đáo của sản phẩm.
Chữ tín
Các yếu tố mới sáng tạo và sự mạo hiểm, rủi ro
Bầu không khí trong nội bộ Doanh nghiệp.
Sức sinh lời của vốn đầu tư.
Năng suất lao động:
Lợi thế về Chi phí và khả năng hạ giá thành địa phương.
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Kinh nghiệm Doanh nghiệp trên thương trường.
Sự linh hoạt.
Vị trí cạnh tranh của Doanh nghiệp trên thị trường.
* Các công cụ tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
* Các yếu tố tác động đến việc xây dựng lợi thế cạnh tranh.
     * Theo K. Ohmae có 4 cánh giành lợi thế cạnh tranh cần phải quán triệt trong khi xây dựng
chiến lược kinh doanh đó là:
- Chiến lược kinh doanh tập trung vào các nhân tố then chốt để giành thắng
- Chiến lược kinh doanh dựa vào phát huy ưu thế tương đối.
- Chiến lược kinh doanh dựa trên cơ sở những nhân tố sáng tạo và khám phá ra vấn đề.


     - Chiến lược kinh doanh xây dựng dựa trên cơ sở khai thác khả năng của các nhân tố bao
quanh nhân tố then chốt.
     * Để có được lợi thế cạnh tranh đòi hỏi Doanh nghiệp phải hoạt động tốt trên bốn phương
diện cơ bản: hiệu quả cao hơn, chất lượng tốt hơn, đổi mới nhanh hơn và đáp ứng cho khách hàng
nhanh nhạy hơn. đây là bốn cách cơ bản nhất để giảm chi phí và đa dạng hoá mà bất kỳ một
Doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng.
Cạnh tranh,canh tranh
CÂU HỎI ÔN TẬP
1-Lợi thế cạnh tranh là gì? Thế nào là lợi thế cạnh tranh bên trong và lợi thế cạnh tranh
bên ngoài? Khi sử dụng lợi thế cạnh tranh để chiến thắng đối thủ cạnh tranh phải đáp ứng những
yêu cầu gì?
2- Có những vũ khí cạnh tranh nào? Để lựa chọn vũ khí cạnh tranh thích hợp cần lưu ý
những vấn đề gì?
3- Nêu các công cụ tạo lợi thế cạnh tranh?
4- Phân tích các yếu tố tác động đến việc tạo lợi thế cạnh tranh?
5- Để có được lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp phải làm gì? Vì sao?
6- Nêu cách thức lựa chọn lợi thế cạnh tranh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dự One One