SỨ MẠNG, MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

CHƯƠNG 3: SỨ MẠNG, MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP


GIỚI THIỆU CHƯƠNG 3

     Xác định sứ mạng (nhiệm vụ) của doanh nghiệp là một trong những nội dung đầu tiên hết
sức quan trọng trong quản trị chiến lược, nó tạo cơ sở khoa học cho quá trình phân tích và lựa
chọn chiến lược của doanh nghiệp. Mục tiêu của chương này là cung cấp các nội dung chủ yếu
sau:
-
-
Muc tieu,mục tiêu,sứ mệnh,su menh doanh nghiep
-
Khái niệm và nội dung bản mô tả nhiệm vụ (bản tuyên bố sứ mạng).
Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp
Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc hình thành hệ thống mục tiêu của doanh
nghiệp.

NỘI DUNG

3.1. SỨ MẠNG (NHIỆM VỤ) CỦA DOANH NGHIỆP
3.1.1- Khái quát
     Nhiệm vụ của doanh nghiệp là tập hợp những định hướng về những công việc, những mong
muốn và những phương pháp mà các thành viên trong doanh nghiệp cần thực hiện với những nỗ
lực tối đa nhằm có được những lợi ích khác nhau.
     Nhiệm vụ của doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở những khả năng tiềm tàng trong nội
bộ kết hợp với những cơ hội mà doanh nghiệp có khả năng nắm bắt và những rủi ro cần ngăn chặn
hoặc hạn chế trong môi trường bên ngoài.
      “ Chúng ta sẽ làm gì để có được các lợi ích vật chất và tinh thần cho doanh nghiệp, những
thành viên có liên quan ở bên trong và ngoài doanh nghiệp?” Câu hỏi này sẽ được trả lời trong
Bản mô tả nhiệm vụ của doanh nghiệp (bản tuyên bố sứ mạng của doanh nghiệp) và các bộ phận
chức năng. ý tưởng về việc hình thành văn bản nhiệm vụ của doanh nghiệp đã được nhà nghiên
cứu Peter Drucker đưa ra từ giữa những năm 1970 sau khi ông có những cuộc khảo sát ở công ty
General Motors và nhiều công trình nghiên cứu khác. Theo Drucker, bản mô tả nhiệm vụ là bản
tuyên bố lý do tồn tại của doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác,
đồng thời là cơ sở quan trọng để các nhà quản trị thiết lập các mục tiêu và lựa chọn các chiến lược
có hiệu quả.
       Thực chất Bản mô tả nhiệm vụ của Doanh nghiệp tập trung làm sáng tỏ một vấn đề hết sức
quan trọng: “Công việc kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm mục đích gì”. Nội dung của Bản mô
tả nhiệm vụ thường liên quan đến các khía cạnh như: sản phẩm, thị trường, khách hàng, công
nghệ cũng như triết lý mà Doanh nghiệp theo đuổi
3.1.2- Tầm quan trọng của Bản mô tả nhiệm vụ
- Đảm bảo sự đồng tâm nhất trí về mục đích trong nội bộ doanh nghiệp.
- Tạo sơ sở để huy động các nguồn lực của doanh nghiệp
- Cung cấp các cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối các nguồn lực của doanh nghiệp
- Hình thành khung cảnh và bầu không khí kinh doanh thuận lợi


     - Giúp các thành viên hiểu biết lẫn nhau và có sự đồng cảm với mục đích và phương hướng
của doanh nghiệp đồng thời ngăn chặn những người không đủ năng lực để tham gia vào các hoạt
động của doanh nghiệp.
      - Tạo điều kiện để chuyển hoá mục đích của tổ chức thành mục tiêu thích hợp và triển khai
các nhiệm vụ và các mục tiêu đến các đơn vị, các bộ phận chức năng bên trong doanh nghiệp .
       - Giúp các nhà quản trị có cơ sở để đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp trong suốt quá
trình quản trị chiến lược hiện tại và tương lai.
3.1.3- Nội dung của bản mô tả nhiệm vụ
     Như đã đề cập ở trên, nội dung của Bản mô tả nhiệm vụ thường liên quan đến các khía cạnh
như: sản phẩm, thị trường, khách hàng, công nghệ cũng như triết lý mà doanh nghiệp theo đuổi.
Dưới đây là 9 yếu tố cấu thành của bản mô tả nhiệm vụ của doanh nghiệp.
1. Hiện trạng và tiềm năng của doanh nghiệp:
     Doanh nghiệp là ai? Có những năng lực tiềm tàng nào? Những lợi thế so với các đối thủ
cạnh tranh là gì? Những thành tích gì đã đạt được hay được thừa nhận rộng rãi?
2. Khách hàng:
Những ai là người tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp?
3. Sản phẩm hay dịch vụ:
      Các Dịch vụ hay sản phẩm chủ yếu mà Doanh nghiệp có khả năng cung cấp cho khách
hàng là gì?
4. Thị trường:
Doanh nghiệp cạnh tranh tại đâu ?
5. Công nghệ:
Công nghệ có là mối quan tâm hàng đầu của Doanh nghiệp hay không ?
- Sự quan tâm đối với vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi:
Doanh nghiệp có ràng buộc với các mục tiêu kinh tế hay không ?
6. Triết lý
Đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên triết lý của Doanh nghiệp.
7. Mối quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng
      Hình ảnh cộng đồng có là mối quan tâm chủ yếu đối với Doanh nghiệp hay không ? Doanh
nghiệp có trách nhiệm và nghĩa vụ gì đối với xã hội nơi doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất
kinh doanh?
8. Mối quan tâm đối với nhân viên:
      Thái độ của Doanh nghiệp đối với nhân viên như thế nào ? Doanh nghiệp có quan tâm đến
việc thu hút lao động giỏi không? Cần phải sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực hiện có như thế
nào để họ yên tâm làm việc lâu dài với doanh nghiệp? Doanh nghiệp có tạo điều kiện thuận lợi để
nhân viên phát huy sáng kiến không?


3.2 - MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
3.2.1 Khái quát về hệ thống mục tiêu chiến lược.
1- Khái niệm.
      Mục tiêu được hiểu khái quát nhất là cái “đích” cần đạt tới. Mỗi doanh nghiệp cũng như
từng bộ phận của nó đều có mục tiêu của mình. Mục tiêu của doanh nghiệp có thể được xác định
cho toàn bộ quá trình tồn tại và phát triển và cũng có thể chỉ gắn với từng giai đoạn phát triển nhất
định của nó. Hệ thống mục tiêu chiến lược là các tiêu đích mà doanh nghiệp xác định trong một
thời kỳ chiến lược xác định.
     Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp mang đặc điểm chung là thể hiện mong muốn phải đạt
tới các kết quả nhất định và luôn gắn với một thời kỳ cụ thể nhất định. Hệ thống mục tiêu chiến
lược thể hiện các mong muốn phải đạt tới các kết quả cụ thể nhất định trong thời kỳ chiến lược.
    Theo Philipte Lasserre thì mục tiêu chiến lược gồm tất cả những gì liên quan đến khối
lượng công việc như quy mô kinh doanh, mức tăng trưởng, thị phần,..., tất cả những gì liên quan
đến lãi như doanh thu, chi phí, lãi và tất cả những gì liên quan đến quy mô, mạo hiểm, sở hữu,...
2. Các loại mục tiêu.
     - Nếu xét theo tính chất cụ thể thì hệ thống mục tiêu được chia thành mục tiêu tổng quát và
mục tiêu cụ thể.
      + Mục tiêu tổng quát mang tính chất khái quát, đảm bảo sự phát triển chung của doanh
nghiệp chẳng hạn như mục tiêu tồn tại, phát triển; dễ thích nghi; tối đa hoá lợi nhuận; sự thoả mãn
và phát triển của người lao động; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; hạn chế rủi ro...
    + Mục tiêu cụ thể mô tả các kết quả cụ thể mà doanh nghiệp phải đạt được trong từng thời
kỳ cụ thể như khả năng sinh lời, doanh thu, thị phần, năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả,...
    - Nếu xét theo phạm vi (tính cấp bậc) thì sẽ có mục tiêu cấp doanh nghiệp và mục tiêu cấp
bộ phận doanh nghiệp.
    + Mục tiêu cấp doanh nghiệp thường bao gồm các mục tiêu tổng quát và mục tiêu từng lĩnh
vực hoạt động xét cho toàn bộ quá trình phát triển hoặc cho từng thời kỳ cụ thể của doanh nghiệp.
    + Mục tiêu cấp bộ phận doanh nghiệp chỉ bao hàm các mục tiêu trong phạm vi từng đơn vị
bộ phận và thường mang tính cụ thể.
    - Nếu xét theo thời gian sẽ phân toàn bộ hệ thống mục tiêu thành mục tiêu dài hạn (chiến
lược) và mục tiêu ngắn hạn hơn (chiến thuật).
      + Mục tiêu dài hạn (chiến lược) gắn với khoảng thời gian dài. Đó thường là các mục tiêu
như tối đa hoá lợi nhuận, khả năng tăng trưởng, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển
việc làm, trách nhiệm trước xã hội,...
      + Mục tiêu ngắn hạn hơn (chiến thuật) mô tả các kết quả doanh nghiệp mong muốn đạt
được trong các khoảng thời gian ngắn hơn so với thời gian dài hạn. Vì đề cập đến khoảng thời
gian ngắn hạn hơn nên mục tiêu ngắn hạn thường cụ thể hơn mục tiêu dài hạn.
      Như vậy dù xét ở góc độ nào thì hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp cũng có quan hệ mật
thiết với nhau: mục tiêu cấp cao, tổng quát, cấp doanh nghiệp và dài hạn là cơ sở để hình thành
các mục tiêu cấp thấp, cụ thể, bộ phận và ngắn hạn hơn; thực hiện được các mục tiêu cấp thấp, cụ
thể, bộ phận và ngắn hạn hơn lại là điều kiện để đạt được các hạng mục tiêu cấp cao, tổng quát,
cấp doanh nghiệp và dài hạn.


       Ngoài ra còn có các cách phân loại cũng như các quan niệm khác về phân loại hệ thống mục
tiêu. Chẳng hạn có quan điểm phân loại hệ thống mục tiêu theo độ dài thời gian thành mục tiêu
dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Thậm chí còn đưa ra các tiêu thức độ dài thời gian cụ thể bao
nhiêu là dài hạn, bao nhiêu là trung hạn và bao nhiêu là ngắn hạn,...
3.2.2 – Vai trò của mục tiêu
      - là cơ sở giúp các nhà quản trị lựa chọn chiến lược kinh doanh và hình thành các kế hoạch
tác nghiệp thích nghi với môi trường
- Là động lực thúc đẩy các thành viên trong Doanh nghiệp phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
      - Là một trong những tiêu chuẩn quan trọng giúp các nhà quản trị kiểm tra, đánh giá mức độ
hoàn thành nhiệm vụ của Doanh nghiệp, của các đơn vị kinh doanh, các bộ phận chức năng...
trong từng thời kỳ.
- Là yếu tố để đánh giá sự tiến bộ của doanh nghiệp hoặc tổ chức trong quá trình phát triển
3.2.3- Các yêu cầu đối với hệ thống mục tiêu chiến lược.
1. Tính nhất quán.
      Tính nhất quán đòi hỏi các mục tiêu phải thống nhất, phù hợp nhau, việc hoàn thành mục
tiêu này không cản trở việc thực hiện các mục tiêu khác. Đây là yêu cầu đầu tiêu, đóng vai trò
quan trọng để đảm bảo rằng hệ thống mục tiêu phải được thực hiện và phải hướng vào hoàn thành
các mục tiêu tổng quát của từng thời kỳ chiến lược.
     Hệ thống mục tiêu phải thống nhất. Khi hệ thống mục tiêu không thống nhất sẽ dẫn đến
nhiều tác hại như không thực hiện được mọi mục tiêu đã xác định, gây ra nhiều mâu thuẫn trong
nội bộ Doanh nghiệp,...
       Để đảm bảo tính nhất quán khi xác định hệ thống mục tiêu chiến lược cần phải chú ý lựa
chọn giữa các cặp mục tiêu mâu thuẫn. Trong đó phải đặc biệt chú ý đến các cặp như mục tiêu lợi
nhuận và các mục tiêu phi lợi nhuận; mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu ổn định; mục tiêu tăng
trưởng lâu dài và mục tiêu lợi nhuận biên; mục tiêu phát triển thị trường và mục tiêu nỗ lực bán
hàng trực tiếp; mục tiêu phát triển thị trường mới và mục tiêu tiếp tục xâm nhập thị trường sẵn
có,...
       Nếu xem xét toàn bộ thời kỳ chiến lược, xem xét mối quan hệ giữa các mục tiêu dài hạn
(chiến lược) và các mục tiêu ngắn hạn hơn (chiến thuật) đòi hỏi phải xác định rõ ràng các mục
tiêu trong từng khoảng thời gian cụ thể, phải đảm bảo tính liên kết, tương hỗ lẫn nhau giữa các
mục tiêu và phải xác định rõ mục tiêu ưu tiên trong từng thời kỳ cụ thể.
2. Tính cụ thể
       Yêu cầu về tính cụ thể của hệ thống mục tiêu không đề cập đến tính dài ngắn của thời gian,
mà nó đòi hỏi là khi xác định mục tiêu chiến lược cần chỉ rõ: mục tiêu liên quan đến những vấn đề
gì ? giới hạn thời gian thực hiện ? kết quả cụ thể cuối cùng cần đạt ?...
     Giữa tính cụ thể và định lượng là hai đại lượng tỷ lệ thuận. Vì vậy, khi hình thành mục tiêu
chiến lược phải cố gắng xây dựng các mục tiêu định lượng đến mức cao nhất trong trường hợp có
thể.
       Hệ thống mục tiêu càng cụ thể bao nhiêu càng tạo cơ sở để cụ thể hoá ở các cấp thấp hơn,
các thời kỳ ngắn hạn hơn. Mặt khác, mục tiêu không cụ thể thường có tác dụng rất thấp trong quá
trình tổ chức thực hiện chiến lược.


3. Tính khả thi.
     Mục tiêu chiến lược là các tiêu đích mà doanh nghiệp xác định trong một thời kỳ chiến lược
xác định. Do đó các “tiêu đích” này đòi hỏi sự cố gắng của người chịu trách nhiệm thực hiện
nhưng lại không được quá cao mà phải sát thực và có thể đạt được. Có như vậy, hệ thống mục tiêu
mới có tác dụng khuyến khích sự nỗ lực vươn lên của mọi bộ phận (cá nhân) trong doanh nghiệp
và cũng không quá cao đến mức làm nản lòng người thực hiện. Vì vậy, giới hạn của sự cố gắng là
“vừa phải” nếu quá đi sẽ phản tác dụng.
      Muốn kiểm tra tính khả thi của hệ thống mục tiêu phải đánh giá các mục tiêu trong mối
quan hệ với kết quả phân tích dự báo môi trường kinh doanh.
4. Tính linh hoạt.
     Môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi nên đòi hỏi hệ thống mục tiêu phải linh hoạt
để có thể điều chỉnh khi môi trường kinh doanh thay đổi. Tính linh hoạt là điều kiện đảm bảo để
biến các mục tiêu chiến lược thành hiện thực.
      Mặt khác, do môi trường kinh doanh thường xuyên biến động nên tính linh hoạt còn đòi hỏi
khi hình thành hệ thống mục tiêu phải tính đến các biến động của môi trường. Các tính toán này
cho phép chỉ khi nào môi trường biến động quá giới hạn nào đó mới cần đến hoạt động điều
chỉnh.
2.3.4- Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành hệ thống mục tiêu chiến lược.
1- Những ảnh hưởng của các yếu tố bên trong
- Các khả năng về nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp
     Các yếu tố nhân tài vật lực mà doanh nghiệp có khả năng huy động sẽ quyết định tính khả
thi của các mục tiêu. Việc định ra một mục tiêu quá cao vượt ra khỏi khả năng của doanh nghiệp
hay ngược lại đề ra mục tiêu quá thấp không phát huy hết tiềm năng của doanh nghiệp trong khi
các yếu tố khác đều thuận lợi đều gây ra những tổn thất đối với doanh nghiệp.
-Triết lý kinh doanh, quan điểm của những người đứng đầu doanh nghiệp
- Hoạt động và thành tích của doanh nghiệp trong quá khứ
- các đối tượng hữu quan bên trong:
      + Những người chủ sở hữu: Đối tượng này thường quan tâm đến giá trị và sự tăng trưởng
chung của vốn đầu tư. Những quan tâm này sẽ tạo ra áp lực với các mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên
việc nóng vội xây dựng mục tiêu lợi nhuận quá cao nhiều khi sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển
lâu dài của doanh nghiệp
       + Tập thể người lao động trong doanh nghiệp: Đây là một đối tượng bên trong khá quan
trọng đòi hỏi các nhà quản trị phải có sự quan tâm ở một mức độ nhất định khi hoạch định mục
tiêu. Những đối tượng này họ thường quan tâm đến vấn đề tiền lương, thu nhập, vấn đề đảm bảo
công ăn việc làm, được ưu đãi, cải thiện điều kiện làm việc, an toàn lao động, có cơ hội để thăng
tiến, được tham gia vào việc ra quyết định...Mức độ thoả mãn những quan tâm này sẽ ảnh hưởng
tới mức độ nỗ lực và trình độ thực hiện nhiệm vụ của họ, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của
doanh nghiệp. Trong từng thời kỳ chiến lược, biểu hiện cụ thể của các yêu cầu về tiền lương, phúc
lợi, sự an toàn, đảm bảo công ăn việc làm,... là khác nhau, phù hợp với các điều kiện phát triển
sản xuất - kinh doanh của thời kỳ đó. Vì vậy, các nhà hoạch định chiến lược phải chú ý cân nhắc
các vấn đề cụ thể gắn với những người lao động khi hình thành hệ thống mục tiêu chiến lược.


2- Những ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài
      - Những điều kiện của môi trường tổng quát: Đặc biệt là môi trường kinh tế và môi trường
chính trị – pháp lý. Những mục tiêu mà doanh nghiệp lựa chọn phải phù hợp với những điều kiện
của môi trường nhằm khai thác tốt cơ hội và giảm thiểu nguy cơ, bên cạnh đó hệ thống các mục
tiêu phải phù hợp với môi trường chính trị hiện hành.
- Các đối tượng hữu quan bên ngoài
      + Khách hàng: Là yếu tố cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình hoạch định mục
tiêu của doanh nghiệp. Nguyện vọng của khách hàng là giá cả sản phẩm thấp, chất lượng sản
phẩm và dịch vụ cao hơn, được cung cấp hàng hoá nhanh chóng và ổn định, điều kiện thiếu nợ dễ
dàng, vị trí mua hàng tiện lợi...
      Trong từng thời kỳ chiến lược cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến cầu biểu hiện cụ thể là khác
nhau, vì thế các vấn đề mà khách hàng quan tâm cũng biểu hiện trong các thời kỳ khác nhau. Điều
này đòi hỏi các nhà hoạch định phải nghiên cứu cụ thể và đáp ứng các yêu cầu của họ.
+ Đối thủ cạnh tranh
+ Xã hội
      Các vấn đề xã hội có ảnh hưởng ngày càng lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Xã hội
càng phát triển càng đòi hỏi doanh nghiệp phải có trách nhiệm hơn đến các vấn đề xã hội. Trước
đây, trong triết lý kinh doanh của mình ít doanh nghiệp đề cập đến trách nhiệm xã hội nhưng càng
về sau càng có nhiều doanh nghiệp chú ý đến điều này. Trách nhiệm xã hội cũng là một trong các
giá trị được đề cập đến trong triết lý kinh doanh. Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau song nếu
nhìn nhận giữa trách nhiệm xã hội và kết quả kinh doanh theo quan điểm biện chứng thì thấy rằng
thực hiện trách nhiệm xã hội không phải không gắn trực tiếp với kết quả kinh doanh. Nhiều nhà
quản trị học cho rằng thực hiện trách nhiệm xã hội là điều kiện không thể thiếu để một doanh
nghiệp có uy tín, danh tiếng mà uy tín và danh tiếng lại là điều kiện không thể thiếu, có ý nghĩa
“vô giá” đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong thực tế kinh doanh, càng ngày
quan điểm trên càng tỏ ra là đúng đắn.
      Với quan niệm như thế, các đòi hỏi cụ thể của xã hội trong từng thời kỳ chiến lược phải
được các nhà hoạch định chiến lược quan tâm đáp ứng. Đáp ứng các yêu cầu xã hội không chỉ tác
động trực tiếp đến việc xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp mà còn là điều kiện đảm bảo
cho việc thực hiện các mục tiêu đã được xác định.
2.3.5. Lựa chọn các mục tiêu chiến lược.
   Lựa chọn các mục tiêu chiến lược phải được thực hiện trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến hệ thống mục tiêu chiến lược cuả thời kỳ chiến lược xác định.
     Việc lựa chọn các mục tiêu chiến lược phụ thuộc vào phương pháp tiếp cận, tốt nhất là cách
tiếp cận tổng hợp từ nhiều góc độ khác nhau; tính toán đầy đủ các nhân tố bên ngoài và bên trong
tác động đến hệ thống mục tiêu chiến lược trong mối quan hệ tác động qua lại biện chứng giữa
chúng. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chi phí lớn.
Các lựa chọn mục tiêu chiến lược có thể liên quan đến:
Thứ nhất, lựa chọn các mục tiêu liên quan đến khối lượng công việc trong thời kỳ chiến
lược.


     - Quyết định mở rộng, thu hẹp hay giữ nguyên quy mô; nếu mở rộng hay thu hẹp quy mô
phải xác định mở rộng, thu hẹp đến mức nào ?
    - Quyết định mức tăng trưởng. Mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến
lược có thể là tăng trưởng nhanh, tăng trưởng ổn định hoặc suy giảm.
       Tăng trưởng nhanh biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp cao hơn mức bình
quân của ngành. Đây là điều mong ước của mọi nhà quản trị hoạch định chiến lược, song có đặt ra
mục tiêu tăng trưởng nhanh hay không và nhanh đến mức nào lại không phụ thuộc vào mong
muốn chủ quan của họ mà phụ thuộc vào cơ hội, nguy cơ, mạnh, yếu xuất hiện trong thời kỳ chiến
lược. Xác định mục tiêu tăng trưởng nhanh phải chú ý đến các điều kiện như chiến lược phải được
xác định rõ ràng, có tính khả thi cao; biết tận dụng mọi cơ hội và chấp nhận rủi ro một cách có
tính toán; các nhà quản trị hoạch định chiến lược có kinh nghiệm; am hiểu thị trường; xác định
đúng thị trường mục tiêu và tập trung nguồn lực vào thị trường này; chọn đúng thời điểm và gặp
may.
     Tăng trưởng ổn định có thể giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như các thời kỳ chiến lược trước
đó, cũng có thể tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tương đương với cùng tốc độ tăng trưởng
của ngành. Việc quyết định lựa chọn tăng trưởng ổn định hay không phụ thuộc vào tương quan cụ
thể giữa thời cơ, đe doạ, mạnh, yếu cũng như hiệu quả kinh doanh cụ thể.
     Suy giảm biểu hiện nếu ở thời kỳ chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp ở tốc độ thấp
hơn so với toàn ngành, thậm chí thu hẹp quy mô doanh nghiệp. Đây là điều các nhà hoạch định
không muốn song có buộc phải lựa chọn mục tiêu suy giảm hay không và suy giảm ở mức độ nào
lại phụ thuộc vào tương quan cụ thể giữa thời cơ, đe doạ, mạnh, yếu cũng như hiệu quả kinh
doanh theo quan điểm lâu dài.
       - Thị phần cũng là một trong những mục tiêu gắn với khối lượng công việc của doanh
nghiệp trong thời kỳ chiến lược. Thông thường giữa thị phần và mục tiêu tăng trưởng óc quan hệ
đồng thuận. Việc lựa chọn mục tiêu thị phần cụ thể gắn với các tính toán về khả năng cạnh
tranh,... ở từng thị trường bộ phận.
Thứ hai, lựa chọn mục tiêu liên quan đến lợi nhuận.
      Tính cụ thể của mục tiêu liên quan đến lợi nhuận phụ thuộc vào độ dài thời gian và đặc
điểm kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp. Đỏi hỏi của mục tiêu lợi nhuận là phải xác định được
bằng các tiêu thức lượng hoá được ở mức cần thiết song ngoài nguyên nhân không chắc chắn của
các nhân tố đưa vào dự báo để hoạch định chiến lược thì việc xác định mục tiêu lợi nhuận còn gặp
phải khó khăn do quá trình tính toán phức tạp.
      Thông thường nếu khoảng thời gian chiến lược đủ ngắn và các đặc điểm sản xuất - kinh
doanh không quá phức tạp có thể xác định được mục tiêu lợi nhuận bằng tiêu thức giá trị. Nếu
thời gian của thời kỳ chiến lược dài, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất - kinh doanh không
cho phép xác định cụ thể bằng giá trị, các doanh nghiệp thường xác định bằng số tương đối, chẳng
hạn lợi nhuận của thời kỳ chiến lược tăng 10-12%/năm.
Thứ ba, lựa chọn mục tiêu liên quan đến các mạo hiểm, sở hữu,...
     Các mục tiêu loai này thường gắn với độ rủi ro trong kinh doanh hay gắn với chủ sở hữu,
đội ngũ những người lao động,... Đó là các mục tiêu như lựa chọn và quyết định xâm nhập vào
một thị trường mới nào đó, giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, tăng


thu nhập cho chủ sở hữu, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động,... Việc
lựa chọn các mục tiêu này phải cẩn trọng, đảm bảo tính khoa học trong tính toán, cân nhắc.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
    * Nhiệm vụ của doanh nghiệp là tập hợp những định hướng về những công việc, những
mong muốn và những phương pháp mà các thành viên trong doanh nghiệp cần thực hiện với
những nỗ lực tối đa nhằm có được những lợi ích khác nhau.
      “ Chúng ta sẽ làm gì để có được các lợi ích vật chất và tinh thần cho doanh nghiệp, những
thành viên có liên quan ở bên trong và ngoài doanh nghiệp?” Câu hỏi này sẽ được trả lời trong
Bản mô tả nhiệm vụ của doanh nghiệp (bản tuyên bố sứ mạng của doanh nghiệp) Thực chất Bản
mô tả nhiệm vụ của Doanh nghiệp tập trung làm sáng tỏ một vấn đề hết sức quan trọng: “Công
việc kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm mục đích gì”. Nội dung của Bản mô tả nhiệm vụ thường
liên quan đến các khía cạnh như: sản phẩm, thị trường, khách hàng, công nghệ cũng như triết lý
mà Doanh nghiệp theo đuổi
* Tầm quan trọng của Bản mô tả nhiệm vụ
- Đảm bảo sự đồng tâm nhất trí về mục đích trong nội bộ doanh nghiệp.
- Tạo sơ sở để huy động các nguồn lực của doanh nghiệp
- Cung cấp các cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối các nguồn lực của doanh nghiệp
- Hình thành khung cảnh và bầu không khí kinh doanh thuận lợi
     - Giúp các thành viên hiểu biết lẫn nhau và có sự đồng cảm với mục đích và phương hướng
của doanh nghiệp
      - Tạo điều kiện để chuyển hoá mục đích của tổ chức thành mục tiêu thích hợp và triển khai
các nhiệm vụ và các mục tiêu đến các đơn vị, các bộ phận chức năng bên trong doanh nghiệp .
       - Giúp các nhà quản trị có cơ sở để đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp trong suốt quá
trình quản trị chiến lược hiện tại và tương lai.
     * Nội dung của bản mô tả nhiệm vụ gồm 9 yếu tố cấu thành như: Hiện trạng và tiềm năng
của doanh nghiệp; Khách hàng; Sản phẩm hay dịch vụ chủ yếu; Thị trường; Công nghệ; Sự quan
tâm đối với vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi; Triết lý; Mối quan tâm đối với hình
ảnh cộng đồng; Mối quan tâm đối với nhân viên:
      * Mục tiêu được hiểu khái quát nhất là cái “đích” cần đạt tới. Mỗi doanh nghiệp cũng như
từng bộ phận của nó đều có mục tiêu của mình. Mục tiêu của doanh nghiệp có thể được xác định
cho toàn bộ quá trình tồn tại và phát triển và cũng có thể chỉ gắn với từng giai đoạn phát triển nhất
định của nó. Hệ thống mục tiêu chiến lược là các tiêu đích mà doanh nghiệp xác định trong một
thời kỳ chiến lược xác định.
* Vai trò của mục tiêu
      - là cơ sở giúp các nhà quản trị lựa chọn chiến lược kinh doanh và hình thành các kế hoạch
tác nghiệp thích nghi với môi trường
- Là động lực thúc đẩy các thành viên trong Doanh nghiệp phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.


      - Là một trong những tiêu chuẩn quan trọng giúp các nhà quản trị kiểm tra, đánh giá mức độ
hoàn thành nhiệm vụ của Doanh nghiệp, của các đơn vị kinh doanh, các bộ phận chức năng...
trong từng thời kỳ.
- Là yếu tố để đánh giá sự tiến bộ của doanh nghiệp hoặc tổ chức trong quá trình phát triển
* Các yêu cầu đối với hệ thống mục tiêu chiến lược.
- Tính nhất quán.
- Tính cụ thể
- Tính khả thi.
- Tính linh hoạt.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành hệ thống mục tiêu chiến lược.
- Những ảnh hưởng của các yếu tố bên trong
+ Các khả năng về nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp
+ Triết lý kinh doanh, quan điểm của những người đứng đầu doanh nghiệp
+ Hoạt động và thành tích của doanh nghiệp trong quá khứ
+ Các đối tượng hữu quan bên trong:
- Những ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài
+ Những điều kiện của môi trường
+ Các đối tượng hữu quan bên ngoài
    * Lựa chọn các mục tiêu chiến lược phải được thực hiện trên cơ sở phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến hệ thống mục tiêu chiến lược cuả thời kỳ chiến lược xác định.
Các lựa chọn mục tiêu chiến lược có thể liên quan đến:
Thứ nhất, lựa chọn các mục tiêu liên quan đến khối lượng công việc trong thời kỳ chiến
lược.
Thứ hai, lựa chọn mục tiêu liên quan đến lợi nhuận.
Thứ ba, lựa chọn mục tiêu liên quan đến các mạo hiểm, sở hữu,...
CÂU HỎI ÔN TẬP
1-
2-
3-
4-
Tại sao các nhà quản trị chiến lược cần phải xác định sứ mạng, mục tiêu của
doanh nghiệp?
Vì sao các nhà quản trị chiến lược cần phải có bản mô tả nhiệm vụ?
Trình bày Ý nghĩa, nội dung của bản mô tả nhiệm vụ?
Tại sao các nhà quản trị chiến lược cần hoặc có thể điều chỉnh nhiệm vụ theo
thời gian? Khi nào các nhà quản trị cần điều chỉnh nhiệm vụ của tổ chức? Thời
điểm nào là thời điểm tốt nhất để xem xét lại bản mô ta nhiệm vụ.
Yêu cầu đối với hệ thống mục tiêu?
Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến việc hình thành hệ thống
mục tiêu của doanh nghiệp.

5-
6-

7-
8-
Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến việc hình thành hệ thống
mục tiêu của doanh nghiệp
Trong những trường hợp nào một công ty đa ngành đang thực hiện nhiều mục
tiêu tăng trưởng nhanh lại phải xác định mục tiêu suy giảm đối với một số đơn
vị kinh doanh chiến lược.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dự One One