MARKETING LÀ GÌ? Xem phần 2

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

MARKETING LÀ GÌ? Phần 2

Marketing phần 2
Marketing là gi? phần 2

Marketing là những việc bạn làm để tìm hiểu khách hàng của mình là những ai, họ cần gì và muốn gì, và làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ đồng thời tạo ra lợi nhuận:
·cung cấp sản phẩm và/ hoặc dịch vụ mà khách hàng cần;
·đưa ra mức giá khách hàng chấp thuận trả;
·đưa sản phẩm/ dịch vụ đến với khách hàng; và
·cung cấp thông tin và thu hút khách hàng để họ mua sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Trong bài này, bạn sẽ học cách xác định khách hàng tiềm năng và hiểu được tại sao họ lại chọn mua hàng của bạn chứ không mua của các đối thủ cạnh tranh.


Hiểu khách hàng của bạn


Khách hàng là yếu tố có ý nghĩa sống còn đối với công việc kinh doanh của bạn. Nếu bạn không cung cấp cho khách hàng thứ mà họ cần với giá phải chăng, họ sẽ tìm chỗ khác để mua hàng. Còn nếu khách hàng được đáp ứng tốt thì họ sẽ thường xuyên quay lại mua hàng của bạn. Họ sẽ tuyên truyền cho bạn bè và những người khác về doanh nghiệp của bạn. Đáp ứng được khách hàng bạn sẽ tăng được doanh số và lợi nhuận. Bạn hãy ghi nhớ rằng nếu không có khách hàng, kinh doanh sẽ thất bại.

Khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ của bạn để thoả mãn những nhu cầu và mong muốn khác nhau. Họ mua:

  • ·xe đạp vì họ cần phương tiện đi lại;
  • ·quần áo đẹp để trông hấp dẫn hơn;
  • ·máy thu thanh để nghe thông tin và giải trí;
  • ·đồ bảo hộ lao động để bảo vệ quần áo.

Nếu bạn đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, việc kinh doanh của bạn sẽ thành công.

Thu thập thông tin về khách hàng

Việc thu thập thông tin về khách hàng được gọi là Nghiên cứu thị trường. Khâu này rất quan trọng khi lập kế hoạch cho bất kỳ việc kinh doanh nào. Có thể đặt ra rất nhiều câu hỏi:
  • ·Doanh nghiệp của bạn cần những loại khách hàng nào? Lập danh sách mặt hàng và dịch vụ mà bạn sẽ cung cấp và ghi lại các loại khách hàng cho sản phẩm hay dịch vụ đó. Họ là nam giới, phụ nữ hay trẻ em? Các cơ sở kinh doanh khác cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Hãy ghi lại bất kỳ điểm nào có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh.
  • ·Khách hàng cần loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào? Đâu là điểm quan trọng nhất đối với từng loại hàng hoá mà bạn cung cấp: kích cỡ? màu sắc? chất lượng? giá cả?
  • ·Khách hàng chấp thuận mức giá bao nhiêu cho từng sản phẩm/dịch vụ của bạn?
  • ·Khách hàng của bạn sống ở đâu? Họ thường mua hàng ở đâu và khi nào?
  • ·Họ mua hàng có thường xuyên không: mua hàng ngày, hàng tháng, hay hàng năm?
  • ·Họ mua hàng với số lượng bao nhiêu?
  • ·Số lượng khách hàng của bạn có tăng lên không?
  • ·So với trước đây số lượng khách hàng tăng lên hay có xu hướng giữ nguyên?
  • ·Tại sao khách hàng lại mua một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó?
  • ·Họ có muốn tìm mua loại hàng khác hay không?

Những câu trả lời xác thực sẽ giúp bạn quyết định được ý tưởng kinh doanh của mình có giá trị hay không. Nghiên cứu thị trường có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể thu thập thông tin về các khách hàng tiềm năng những cách sau:
·Dự đoán dựa trên hiểu biết sẵn có - Nếu như bạn đã có hiểu biết về một ngành kinh doanh nào đó bạn có thể dựa trên những kinh nghiệm đó để đưa ra một vài dự đoán hữu ích.
·Sử dụng các nguồn thông tin trong ngành - Thông thường bạn có thể thu được thông tin về quy mô thị trường từ các cơ sở kinh doanh trong ngành. Việc nghiên cứu quy mô thị trường hàng hoá, nhu cầu, khiếu nại của khách hàng cũng không phải là khó. Hãy tham vấn các nhà phân phối chính về mặt hàng đó (các cơ sở bán buôn), xem các tài liệu chỉ dẫn về kinh doanh, báo chí thương mại...
·Tham khảo ý kiến các khách hàng dự kiến được lựa chọn theo mẫu - Bạn nên tham khảo ý kiến càng nhiều khách hàng càng tốt. Hãy tìm hiểu xem có bao nhiêu người muốn sử dụng sản phẩm mà bạn sẽ bán.
Nghiên cứu thị trường giống như truyện trinh thám, bạn phải lần ra đầu mối để khám phá bí mật. Có thể bạn sẽ nhận ra rằng công việc kinh doanh không đủ lượng khách hàng cần thiết. Nếu đúng như vậy, hãy chuyển hướng nghĩ tới một việc kinh doanh khác.



Marketing bây giờ là một cụm từ không còn mới mẻ gì với mọi người. Tuy nhiên, việc hiểu đúng cụm từ này và ứng dụng đúng nó thì cũng không nhiều, ít ra là trong thời gian hiện tại.

Tại bài viết này, Chuyên Marketing xin đưa ra vài ý kiến để mọi người thảo luận:

Marketing là một khái niệm rộng lớn, không chỉ đơn thuần là quảng cáo, PR, sale,… như nhiều người đã hiểu. Có thể họ biết đến marketing đấy nhưng đa số vẫn dùng từ marketing theo nghĩa quảng cáo/tiếp thị.

MARKETING LÀ TÌM A NHU CẦU KHÁCH HÀNG

Ờ thì bạn muốn nói sao thì nói, trình bày kiểu nào thì trình bày. Miễn sao bạn biết khách hàng bạn muốn gì, đáp ứng nó bằng cách này hay cách khác và họ hài lòng, thì điều đó được xem là thành công.

Vậy thì tại sao lại nói marketing là con dao 2 lưỡi?


Chính vì ở việc bạn đáp ứng bằng cách này hay cách khác. Trong marketing, không có một công thức chuẩn mực nào cho chúng ta biết làm bằng cách này, thì được lợi nhuận nhiêu đây, làm bằng cách kia, thì tỉ lệ thất bại là bao nhiêu cả. Như vậy thì 9 người 10 ý, có vô vàn ý tưởng/cách thức để tiến hành một hoạt động marketing. Vậy đâu là ý tưởng tốt nhất?

Chuyên Marketing đã tham gia nhiều buổi hội thảo và thật thú vị tại một hội thảo của kinhte360.net. Được chú Diệp chia sẻ về 2 câu chuyện tuyệt vời dưới đây:

Câu chuyện 1: Sony và Michael Jackson (1987).

Vào khoảng năm 1980s, Michael Jackson trở thành một trong những "hiện tượng" lớn của thời đại, ông vua dòng nhạc Pop. Nắm bắt điều đó, hãng Sony đã kí hợp đồng độc quyền quảng cáo kéo dài 20 năm, trị giá 450 triệu USD với ca sĩ này bất chấp sự can ngăn và quyết định nghỉ việc của communication consultant, Mr. Hoàng Ngọc Diệp. Sony liên tục đưa hình ảnh của Michael Jackson vào các sản phẩm của mình như Walkman,.. với mục tiêu đưa ông vua nhạc Pop trở thành biểu tượng cho hãng. Nhưng 8 tháng sau đó, khi scandal MJ bị gay và thích trẻ em nam nổ ra, Sony đã phải hứng chịu một tổn thất to lớn tới điêu đứng trong khi chưa thu được 1 đồng lợi nhuận từ ông vua này. Sau đó, Sony còn phải chi khoảng 800 triệu USD để "rửa" MJ ra khỏi hình ảnh của hãng.

Câu chuyện 2: Hanoi Telecom và Hoàng Thùy Linh (2006)

Tương tự như Sony, khi loạt phim ngắn "Nhật kí Vàng Anh" đưa tên tuổi của Hoàng Thùy Linh tới gần giới trẻ, Hanoi Telecom đã đề nghị kí hợp đồng quảng cáo và cho ra đời một chuỗi sự kiện quảng cáo siêu lớn cho hãng. Trước đó, Mr. Hoàng Ngọc Diệp đã cho lời khuyên phản đối, nhưng do sự đã rồi nên Hanoi Telecom vẫn tiếp tục thực hiện. Vào tháng 11/2006, sex scandal của HTL lan truyền thế giới mạng, Hanoi Telecom đã bị người dùng cấm vận suốt từ Trung ra Bắc, đến mức phải đổ lổi cho công nghệ và chuyển đổi từ CDMA sang GMS.

Tổng hợp: Guo Suying

Ta có thể thấy rằng để tiến hành một hoạt động quảng bá, nằm trong một kế hoạch marketing giá trị. Điều quan trọng nhất là phải đánh bật lên được CHẤT LƯỢNG của sản phẩm – thứ mà công ty có thể kiểm soát được. Những kế hoạch quảng bá dựa trên các hình ảnh viễn vông, không có thực và không ty không thể kiểm soát được thì sẽ dễ dẫn đến thất bại. Trước tiên là việc MẤT NIỀM TIN vào thương hiệu.

Suy nghĩ của khách hàng, niềm tin của khách hàng vào thương hiệu/sản phẩm là rất quan trọng. Một khi đã đánh mất niềm tin của khách hàng thì  hoặc là bạn nên từ bỏ dòng sản phẩm đó, hoặc là bỏ thật nhiều tiền cho việc tái định vị lại thương hiệu – mà cũng chưa chắc đã thành công.

MARKETING Thà là đừng hứa, một khi hứa thì phải làm được!


Thật ra việc chọn mặt gửi vàng không phải toàn là thất bại, cũng có rất nhiều ví dụ thành công như: Ronaldo quảng cáo cho Clear, Beckham quảng cáo cho pepsi, Tăng Thanh Hà cho Toshiba, Minh Hằng quảng cáo head & shoulders, …. Khách hàng mê các nhân vật đình đám này, chú ý nhiều hơn đến nhãn hiệu họ sử dụng và doanh thu tăng lên.

Tuy nhiên, trở lại với vấn đề con dao 2 lưỡi  . Ở đời ai biết được chữ ngờ! Ngoài 2 câu chuyện của Sony và HN telecom thì cũng còn nhiều ví dụ khác như: Britsney đại diện cho pepsi rồi lại uống coca cola, Hoặc với Nike, sau khi vụ ngoại tình của tay golf Tiger Woods bị phát giác, hãng giày này đã mất 105.000 khách hàng chỉ trong vòng 6 tháng (số liệu: internet)

Nhắc lại vấn đề: Marketing là tìm ra nhu cầu của khách hàng rồi thỏa mãn nó.


Vậy nhu cầu của khách hàng là gì? Chất lượng thật của sản phẩm, phong cách được thể hiện sự sang trọng, chế độ hậu mãi tốt hay là mặc đồ của ngôi sao, sử dụng sản phẩm của ngôi sao?!

Việc sử dụng các ngôi sao lớn, các hình ảnh không thực và không liên quan để sản phẩm chỉ có tác dụng gây chú ý. Còn việc đó là chú ý tốt, hay xấu lại phụ thuộc rất nhiều vào cách sống, cách xử sự sau này của các ngôi sao đó. Mà công ty thì không thể can thiệp việc riêng của họ được. Vậy cớ sao để việc riêng của họ ảnh hưởng đến tình hình công ty chỉ để đổi lấy 1 ít sự chú ý!! Thiết nghĩ CEO, CMO, Brand manager cần phối hợp với nhau để tạo dựng chất lượng + hình ảnh thương hiệu trong đầu khách hàng. Chứ không phải chúi mũi vào gây chú ý là xong!

Nếu bài  viết này hữu ích với bạn, Hãy nhấn Like và chia sẻ với mọi người nhé !

Chuyên Marketing.


Theo mình hiểu, marketing là thì tiếp diễn của động từ market, nghĩa là các công việc trên thị trường, gồm có: tạo ra thị trường, duy trì thị trường, mở rộng thị trường, đóng thị trường. Vậy đơn giản hiểu các công việc nằm trong 4 nhóm công việc trên là công việc của người làm marketing thôi.

Thị trường là môi trường nơi người mua và người bán gặp nhau, hay hiểu chính xác hơn là nơi người có nhu cầu tìm và mua lấy cái sản phẩm thoả mãn nhu cầu của họ. Nhưng ngày nay, với công nghệ và khả năng của con người, môi trường này đã có thêm rất nhiều hình thức thể hiện, ví dụ hình thức truyền thống chính là cái chợ, hình thức mới hơn thì có thể qua truyền hình, điện thoại, radio, hình thức mới hơn nữa là qua internet. 

Mình nghĩ là nên định nghĩa theo ý hiểu và thiên về thực hành thì hay hơn và dễ áp dụng thực tế hơn.

Tiếp thị hay Tiếp cận thị trường (Marketing) là việc nhận dạng ra được những gì mà con người và xã hội cần. Một sản phẩm nếu được tạo ra mà không ai có nhu cầu dùng và mua thì sẽ không bán ra được, từ đó sẽ không có lãi. Mà nếu vậy, thì sản xuất sẽ trở thành không sinh lợi. Do đó, định nghĩa ngắn nhất mà ta có được đó là nhận dạng được nhu cầu một cách có lợi.
Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) cho định nghĩa sau: "Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ động.



Có thể xem như marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau(MM - Kotler).
Theo định nghĩa dành cho các nhà quản lý, marketing được ví như "nghệ thuật bán hàng", nhưng khá ngạc nhiên rằng, yếu tố quan trọng nhất của marketing thật ra không nằm ở chỗ bán sản phẩm. Peter Drucker, nhà lý thuyết quản lý hàng đầu cho rằng: "Nhưng mục đích của marketing là làm sao để biết và hiểu rõ khách hàng thật tốt sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp nhất với người đó, và tự nó sẽ bán được nó. Lý tưởng nhất, Marketing nên là kết quả từ sự sẵn sàng mua sắm. Từ đó, việc hình thành nên sản phẩm hoặc dịch vụ mới trở nên cần thiết để tạo ra chúng
heo một số tài liệu thì thuật ngữ Marketing xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và được đưa vào Từ điển tiếng Anh năm 1944. Xét về mặt cấu trúc, thuật ngữ Marketing gồm gốc "market" có nghĩa là "cái chợ" hay "thị trường" và hậu tố "ing" diễn đạt sự vận động và quá trình đang diễn ra của thị trường.
Market với nghĩa hẹp là "cái chợ" là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán, là địa điểm để trao đổi hàng hóa, thường được hiểu là hàng tiêu dùng thông thường.
Marketing với nghĩa rộng là "thị trường" là nơi thực hiện khâu lưu thông hàng hóa, không tách rời của quá trình tái sản xuất (bao gồm sản xuất, lưu thông và tiêu dùng), là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa nói chung.
Hậu tố "ing" vốn dùng để chỉ các sự vật đang hoạt động tiếp diễn, diễn đạt 2 ý nghĩa chính:
Nội dung cụ thể đang vận động của thị trường
Quá trình vận động trên thị trường đang diễn ra và sẽ còn tiếp tục.
Quá trình này diễn ra liên tục, nó có bắt đầu nhưng không có kết thúc. Có bắt đầu vì marketing là đi từ nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp chỉ hành động khi biết rõ nhu cầu thị trường. Không có kết thúc, vì marketing không dừng lại ngay cả sau khi bán hàng và cung cấp các dịch vụ hậu mãi, marketing còn tiếp tục gợi mở, phái hiện và thỏa mãn nhu cầu ngày một tốt hơn.
Tại Việt Nam, một số tài liệu thường hay dịch từ marketing sang tiếng việt là "tiếp thị". Tuy nhiên, từ "tiếp thị" không thể bao hàm hết được ý nghĩa của marketing, nó chỉ là phạm vi hẹp của marketing
Người ta có thể có được một sản phẩm từ bốn cách khác nhau: Tự bản thân họ có thể sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ, như là đi săn, đánh bắt cá, hoặc thu lượm hoa quả. Hoặc dùng lực để có được sản phẩm, như là cắp hoặc cướp. Hoặc xin, như những gì xảy ra đối với những người không nhà xin tiền, hoặc thức ăn. Hoặc đưa ra một sản phẩm, một dịch vụ, hoặc tiền để trao đổi cho thứ mà họ mong muốn.
Trao đổi là khái niệm quan trọng nhất/cốt lõi của Marketing, là tiến trình đạt được 1 sản phẩm từ một người nào đó thông qua việc đưa ra một vật gì đó nhằm trao đổi. Để khả năng trao đổi tồn tại,
5 điều kiện cơ bản Marketing phải được thỏa mãn:
Có ít nhất 2 bên thành phần tham gia.
  • Mỗi bên phải có một thứ gì đó có giá trị đối với bên kia.
  • Mỗi bên đều có khả năng trao đổi và truyền tải.
  • Mỗi bên được tự do trong việc chấp thuận hay từ chối sự trao đổi.
  • Mỗi bên tin tưởng rằng có sự hợp lý và mong muốn khi thương lượng với bên kia
Khi hai bên đồng ý thỏa thuận trao đổi, và nếu như họ có thể thương thuyết với nhau - cố đạt được những điều kiện thích hợp thỏa mãn đôi bên. Khi đôi bên đạt được ý nguyện, bước kế đến sẽ là thực hiện giao dịch.
Một giao dịch là sự trao đổi giá trị giữa hai nhiều phía: bên A đưa X cho bên B và nhận về Y. Ông Smith bán cho ông Jones một chiếc tivi và ông Jones trả $400 cho ông Smith. Hình thức này được xem như là cổ điển; nhưng trong giao dịch tiền bạc không nhất thiết phải là giá trị trao đổi. Một giao dịch vẫn có thể bao gồm trao đổi hàng hóa hay dịch vụ cho những hàng hóa hay dịch vụ khác, ví dụ như khi luật sư Jones thảo hợp đồng dùm cho ông Smith, và ông Smith sẽ đưa ra một cuộc kiểm tra sức khỏe cho ông Jones.
Một giao dịch bao gồm một số hướng: có ít nhất 2 vật có giá trị, đồng ý dựa trên điều khoản, thời gian ký kết, và một nơi để ký kết. Một hệ thống luật pháp hỗ trợ và gia cố thêm cho sự bằng lòng của hai bên.
Một giao dịch khác với sự chuyển khoản. Trong một chuyển khoản, bên A đưa X cho bên B nhưng không nhận được bất kỳ vật cụ thể nào. Quà tặng, cống phẩm, từ thiện là chuyển khoản. Hành vi chuyển khoản có thể được xem như là một khái niệm trong trao đổi. Thông thường, người chuyển khoản trông mong sẽ nhận được một thứ gì đó cho quà tặng của họ, tỉ dụ như lòng biết hơn, hay thay đổi hành vi của người nhận. Những tổ chức Quỹ cứu trợ cung cấp ích lợi đến cho những người cứu trợ như thư cảm ơn, thông báo cảm ơn đến báo chí, thiệp mời dự một chương trình.
Nhà tiếp thị làm rộng hơn khái niệm của marketing để học về hành vi chuyển khoản cũng như hành vi giao dịch. Để làm cho chuyển khoản đạt thành công trọn vẹn, các nhà tiếp thị cần tiến hành điều tra từng mong muốn của đối tượng giao dịch.
Người ta có thể có được một sản phẩm từ bốn cách khác nhau: Tự bản thân họ có thể sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ, như là đi săn, đánh bắt cá, hoặc thu lượm hoa quả. Hoặc dùng lực để có được sản phẩm, như là cắp hoặc cướp. Hoặc xin, như những gì xảy ra đối với những người không nhà xin tiền, hoặc thức ăn. Hoặc đưa ra một sản phẩm, một dịch vụ, hoặc tiền để trao đổi cho thứ mà họ mong muốn.
Trao đổi là khái niệm quan trọng nhất/cốt lõi của Marketing, là tiến trình đạt được 1 sản phẩm từ một người nào đó thông qua việc đưa ra một vật gì đó nhằm trao đổi. Để khả năng trao đổi tồn tại,
Marketing phần 2 liên quan gì đến PR xem tại đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dự One One